Ngày 5/10,ừCampuchiasangViệtNamtrịsỏithậKho báu huyền thoại Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết bệnh nhân có sỏi khá lớn ở thận phải, đường kính khoảng 1,5 cm. Viên sỏi nằm ở vùng bể thận, nơi hội tụ của các đài thận, làm tắc nghẽn dòng nước tiểu, khiến thận ứ nước, gây đau hông lưng dai dẳng.
Phương pháp nội soi ngược dòng ống mềm, tán sỏi bằng laser có thể điều trị triệt để cho bệnh nhân, tránh nguy cơ chảy máu và tổn thương thận, theo bác sĩ Cương. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như tỷ lệ sạch sỏi cao, bảo tồn tối đa chức năng thận. Do nội soi đi theo đường tiểu nên không có vết mổ, bệnh nhân gần như không đau, ít nguy cơ nhiễm khuẩn, hồi phục nhanh.
Ê kíp đưa một ống mềm vào niệu đạo, bàng quang, sau đó đưa lên niệu quản, tiếp cận viên sỏi ở thận. Bác sĩ dùng tia laser phá vỡ viên sỏi màu vàng, rắn như đá cuội thành các hạt nhỏ như cát. Vụn sỏi tự đào thải qua đường tiểu trong vài tuần.
Hình ảnh trên hệ thống máy chụp X-quang di động C-arm ghi nhận các mảnh sỏi bị xóa mờ, không còn nhận thấy hình dạng. Người bệnh được đặt ống thông tiểu (ống sonde JJ) trong một tháng, giúp giảm nguy cơ gây tắc niệu quản trong quá trình các mảnh sỏi nhỏ từ thận di chuyển xuống đường tiểu dưới.
4 giờ sau ca mổ, chị Sok Mom sinh hoạt, ăn uống bình thường. Ngoài tránh vận động mạnh, bê vác đồ nặng, chị có thể làm lại các công việc thường nhật. Một tháng sau chị quay lại viện tái khám và rút sonde JJ.
"Phẫu thuật không đau, lần đầu tiên tôi đi mổ nhẹ nhàng thế này", chị nói rõ bằng tiếng Việt.
Theo bác sĩ Tân Cương, đây một là trong số nhiều bệnh nhân người nước ngoài, Việt kiều đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM thời gian qua. Bác sĩ cho rằng đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, chi phí thấp và khu khám VIP theo mô hình tại các nước tiên tiến là những yếu tố thu hút bệnh nhân nước ngoài, trong đó có các nước Đông Nam Á.
Thư viện Y học quốc gia Mỹ ghi nhận người dân khu vực Đông Nam Á bị sỏi tiết niệu cao nhất thế giới, chiếm tỷ lệ 5-19% dân số. Sự tương đồng về vị trí địa lý, mã gene, màu da, khí hậu, môi trường sống... là yếu tố khiến người dân các nước trong khu vực có chung bệnh lý này.
Theo bác sĩ Cương, sỏi thận chiếm khoảng 40% trường hợp sỏi tiết niệu. Sỏi thận kích thước nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Tuy nhiên, loại lớn có thể gây ra nhiều biến chứng như suy giảm chức năng thận, nhiễm khuẩn ở thận, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng. Do đó, khi có dấu hiệu tiểu ra máu, tiểu buốt, đau lưng hông dữ dội..., người bệnh cần đến cơ sở y tế, có chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị.
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận triệt để như tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể, mổ mở... hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc với sỏi kích thước nhỏ. Tùy theo loại, vị trí, kích thước sỏi và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ chỉ định các phương pháp phù hợp.
Anh Thư